Mùa xuân năm đó
- Rose Truong
- 14 thg 4, 2024
- 5 phút đọc
Mùa xuân năm đó tôi đặt chân đến thành phố Trondheim, miền Trung Nauy. Đã vào tháng 3, nhưng tuyết trời vẫn dày đặc và nhiệt độ vẫn còn rất thấp khoảng -20C. Trảm ngỏ với nơi đây một cách hào hứng và bao bỡ ngỡ, nhưng lúc đó tôi không buồn ngại, do dự với mùa đông trước mặt.
Đó là cái nhìn đầu không một ý thức của miền đất này, cứ hiểu nó như một chuyến du ngoại ngắn hạn có thể kết thúc mỗi lúc nếu không còn thú vị. Tôi vui đùa cùng tuyết với đôi mắt tròn ngạc nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của nàng. Trắng, sạch và lạnh. Một vẻ đẹp theo tôi ví von là tinh tế, lạnh lùng. Sả người lên nàng, thích thú ôm trọn nàng vào người. Nó giống như cảm xúc khi được tung tăng, vui đùa dưới những cơn mưa ở quê nhà.
Vẻ đẹp mới lạ nơi đây ấn tưởng tôi lần này qua lần khác. Những căn nhà phủ đầy tuyết, mà tôi cứ tưởng chỉ có trong truyện cổ tích Bạch tuyết và bảy chú lùn. Tất cả đều trắng xóa mọi nơi, các mái nhà nằm xác giách nhau, phủ lớp tuyết dày đặt, một loại kiến trúc từ dãy này qua dãy khác. Đặc biệt những ống khói được lắp đặt ở hầu hết các mái nhà, và không phải để trang trí như cái con nít tôi thường suy nghĩ.
Để trải qua mùa đông lạnh giá ở đây, những nhà thầu xây dựng đều xây một lò sửa, mà gỗ là chất đốt để sưởi ấm. Còn nhớ rất rõ mỗi lần cậu tôi châm củi trong cái lò đó, tôi thường liên tưởng đến bà ngoại hay mẹ khi châm than nấu cơm trong cái lò đất đen xì. Nếu mẹ dùng ngo để đốt than, thì ở đây cậu dùng giấy và xăng để đốt đống củi sắp chồng chất lên nhau, như đốt lửa trại hè vậy. Khi lửa bùng lên, tôi và các anh chị họ chụm vào nhau, hơ bàn tay nhỏ lạnh của mình và cũng là lúc ống khói nhà thở ra những làn khói đen mờ trong không gian trắng xóa.
Dần rồi sau mùa đông đầu đó tôi bắt đầu sợ những mùa đông kế tiếp, nó kéo dài hơn tôi nghĩ, trong khoảng 6 tháng và tôi buồn bã không biết làm gì để có thể vui vẻ hơn khi những môn giái trí ngoài trời, như trược tuyết “ski” tôi đều rất tệ. Thời gian đó với tôi mùa đông ở đây rất ác ghiệt, khó chịu hơn cả mùa hè nóng bức ở Việt Nam. Đến trường học Nauy, thì học là 5 phần còn lại toàn hoạt động, giải trí thể thao cộng đồng. Đi vô rừng, lên núi, dạo ven hồ, sông, hay đông thì trượt tuyết, đều đặn mỗi tuần theo một hướng tích cực đối với người và nghành giáo dục Nauy.
Tôi thường khó chịu và giận dội, đặt câu hỏi tại sao, nỡ lòng nào họ để bọn trẻ chúng tôi lớt cái thân bé nhỏ trên những con đường lắm bùn lầy, trơn trệt, loằng ngoằng, chằng trèo xuyên những anh hùng thông tứ phía kia, lên vách núi rồi lại xuống. Để đến cái bến đổ chỉ là một mảnh đất trống nhỏ, dưới khung trời dầy đặt không gì hơn là những tàn thông sừng sững, xiêng kẻ ánh nắng vàng leo lét, rồichỉ để ăn trưa. Với tôi thật là một cực hình tức cười, mệt nhòa cơ thể, và không hề hứng thú. Thu thì quần áo mưa, giày ống. Đông thì nhiều lớp quần quần , áo áo, nói không đùa nếu đem đống độ mặt ra chất chồng lên tôi, chắc sẽ nghẹt thở.
Buồn thay cho mẹ lúc ban đầu, khi chuẩn bị cho tôi những vũ khí trống lạnh này không hề cảm nhận được chúng tôi sẽ trải qua chuyến đi thế nào. Tôi còn nhớ lần đó, nước mắt tôi cư lưng lưng chảy ròng, trách buồn mẹ vì bộ đồ mẹ chuẩn bị không đủ ấm, để rồi tôi phải co mình lập bập cả buổi, ước nhẹp như con chuột mắt mưa. Dù biết là không phải lỗi của mẹ vì bà đã cố gắng hết sức, nhưng thay vì mặc thật nhiều quần áo, thì có một bộ đồ mùa đông mà tất cả những đứa trẻ ở đây đều sử dụng. Nó được thiết kế liền áo, quần, mũ với nhau, với bên trong là một lớp lông cừu dày, còn bên ngoài là nhựa, dẻo dai chống nước rất tốt, nếu có lỡ chụp ếch cũng không dễ rách hay ướt. Vậy đó, làm sao mẹ và tôi biết được lúc đó chứ. Tôi còn đặt tên nó là đồ cho người eskimo, dân tộc với con mắt hí, mà hồng như người Mongo ở những nơi Bắc Cực như Canada, Alaska, greenland.
Đó, mùa đông lạnh nhưng họ vẫn bắt tụi nhỏ chúng tôi vượt buổi trưa chỉ là để nướng bánh mì, xúc xích, ăn rồi lại đi về, thật không hợp lý. Cả ngày chỉ vậy, tôi không nhét được bài toán, tiếng Nauy gì vào đầu mà lại kiệt sức, bị cảm vì lạnh. Có biết bao lần tôi phải giả bệnh để trốn những thứ 3, thứ 6 đi dả ngoài rừng hay lên núi trượt tuyết. Đến thời điểm lên đại học tôi mới dần hiểu ra điều gì mà nghành giáo dục ở đây hoàn toàn khác với Việt Nam. Thầy cô không chỉ đặt trọng tâm vào thành tích học tập hơn kỹ năng thực tập, hoạt động cộng đồng của học sinh. Họ muốn trẻ được thoải mái trong việc học, không ràng buộc, so sánh giữa những học sinh giỏi, kém và vậy cũng không phần thưởng, huy chương gì cả. Phạm vi này thầy cô không được phân biệt, đối sự khác biệt như ở Việt Nam. Là một học sinh cá biệt vì không nói được tiếng Nauy giỏi nhưng thầy cô không khi nào chèn ép tôi, mà ngược lại cực kỳ quan tâm và giúp đỡ tôi. Trái với Việt Nam, học sinh ở đây có thể chử bởi thầy cô một cách thẳng thừng, không tôn trọng. Còn tôi thì nhiều phần ẩn tượng không tốt về thầy cô ở Việt Nam, nay cũng cảm thấy sót sa cho nghành này ở Nauy. Ở trên lớp tôi rất ngoan và làm bài chăm chỉ, để tôn trọng họ. Tôi hoàn toàn rất cảm kích thầy cô giáo Nauy, đặc biệt là thầy, cô chủ nhiệm cảu tôi.
Nên ở thời tiểu học, không cần phải là học sinh xuất sắc, chỉ cần giỏi thể thao, hiếu động trong các bộ môn tập thể thì bạn sẽ có người theo đuổi mà không phải thành tích học tập. Phụ huynh trong trường đều cho con mình học thêm những môn thể thao khác như, đá banh, bóng rỗ, quăng banh, taekwondo, nhạc cụ, để thỏa thích, tạo một môi trường để phát triển khả năng khác cho trẻ của . Kinh tế nhà tôi không khá để mẹ có thể cho tôi đi học không những bộ môn này, và cũng tệ và không có dụng cụ trượt tuyết riêng nên ngoài những buổi trượt tuyết tại trường tôi có thể mượn thì ngoài trường tôi không giải trí ngoài trời vào đông. Tôi như bị cô lập trong môi trường truyền thống việt là ở nhà, học, giúp mẹ ở nhà hàng và luyện phim trưởng sau J
“Học đi xông với chơi. Chơi đi xông với thử nghiệm. thử nghiệm đi xông với kết quả. Và rồi kết quả ảnh hướng trực tiếp lên ý thức, trực giác của học sinh. Họ áp dụng đi rừng như một hình thức dạy trẻ ở đây biết yêu quý thiên nhiên của mình và bài học tự lập trên chẳng đường và rèn luyện cho trẻ một sức khoẻ tốt.”

Comments